Nhiều anh em bị kén gà chọi và không biết cách chữa sao cho hợp lý và hiệu quả. Đây là vấn đề khá đau đầu với nhiều anh em bởi cái kén này rất khó chữa và khó xử lý. Khi đã bị thì chắc chắn chúng không thể như lúc ban đầu được nữa. Chính vì lý do đó mà chúng ta cần phải kiểm tra theo dõi thường xuyên để đảm bảo nhất cho chiến kê không bị kén gà. Còn nếu đã bị thì hãy tham khảo cách chữa kén gà bên dưới đây của Bj39sg nhé!
Kén gà là gì?
Kén gà là một vùng vết thương của gà bị ảnh hưởng sau đó chúng sẽ bị cứng lại và bên trong có các chất bã màu vàng. Do màu của chúng là màu vàng và được bao bọc bên ngoài nên anh em hay gọi là kén giống kén tằm vậy. Việc bị kén tức là vết thương ở khu đó gần như đã bị hỏng, hoại tử khó có thể tự liền lại được. Nó bị bao bọc bên trong nên gây ra đau nhức hoặc mưng mủ hoặc khó chịu cho gà. Đó là lý do vì sao gà bị kén thường chậm, biếng ăn, đi đứng cà nhắc là như vậy.
Tại sao gà bị kén?
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới gà bị kén. Trong đó phổ biến nhất vẫn là các nguyên nhân bị chấn thương sau đó chúng không được chữa trị triệt để dẫn tới mưng mủ và bị kén lúc nào không hay. Hãy thử tưởng tượng bạn bị thương và sau đó mưng mủ nhưng cái mủ này không thoát ra được do da đã liền chẳng hạn. Thế là chúng mưng mủ sau đó đông cứng lại bên trong gây ra đau nhức cho chiến kê. Và phần da bên trong cũng không được can thiệp dẫn tới luôn trong trạng thái bị đau, khó có thể chữa lành nếu không mổ kén.
Các vị trí hay bị kén gà nhất
Vị trí càng dễ bị chấn thương thì lại càng dễ bị kén nhất. Trong đó các vị trí như bàn chân, đầu cổ, hầu, lườn hoặc mép là các vị trí thường thấy. Anh em nên chú ý kiểm tra các vị trí này nếu không muốn tình trạng kén ngày càng tệ lên.
- Lòng bàn chân gà tuy có bộ phận đệm, thịt nhưng cũng rất dễ bị. Có thể do đánh nhau hoặc có thể nhảy trên nền cứng bê tông nên dẫn tới đau chân. Anh em chạy nhảy trên nền bê tông mà dẵm phải viên đá không thủng chân nhưng đau nhức bên trong sẽ rất lâu khỏi.
- Đầu cổ của gà nơi nhận nhiều sát thương cũng rất dễ bị.
- Phần mép gà bị gà đối thủ mổ vào cũng dễ.
- Phần lườn, ngực bị nhiều đòn vào đây nhất.
- …
Cách nhận biết gà bị kén như thế nào?
Nếu thấy chiến kê của chúng ta bị đau 1 vị trí mãi không khỏi mà không thấy vết thương hở ấn vào mềm mềm cứng cứng lỏng lỏng thì khả năng bị kén là rất cao. Kết hợp với các vị trí thường xuyên bị kén bên trên nữa thì càng có thể kết luận được chuẩn xác. Lúc này gà khó có thể đi lại bình thường và khi chạm vào gà thấy đau thì là chuẩn. Hãy đợi kén khô thì tiến hành mổ kén mà thôi.
Gà bị kén bao lâu thì mổ được?
Bắt buộc phải đợi kén khô thì mới có thể mổ được và loại bỏ ổ kén này. Đi kèm với đó là bông băng thuốc để giúp chúng nhanh hồi phục. Nếu may mắn thì chúng có thể đi lại hoạt động như bình thường. Còn nếu không may thì gà sẽ bị tật tại vị trí đó và khó có thể chiến lại được. Cứ mỗi khi giao chiến thì đau và khả năng bị kén lại sẽ rất lâu khỏi. Lúc này chúng ta nên theo dõi và đánh giá được mức độ của ổ kén để có khả năng điều chỉnh.
Cách chữa kén cho gà chọi đơn giản
Để trị được kén gà chọi thì việc bắt buộc là phải mổ lấy hết các chất bẩn tích tụ bên trong đó. Sau đó sử dụng bông băng thuốc đỏ để vệ sinh làm sạch. Kết hợp với chế độ ăn uống để giúp vết thương nhanh chóng lành miệng. Quy trình mổ kén cho gà chọi đơn giản như sau:
- Kiểm tra xem kén gà đã đóng rắn phù hợp với việc mổ hay chưa?
- Chuẩn bị dao sắc như dao lam, thuốc đỏ, bông băng….
- Rửa sạch vị trí vết thương của gà để tiến hành mổ.
- Sát trùng lại 1 lần nữa với cồn đỏ, thuốc sau đó rạch 1 đường nhỏ trên vị trí kén.
- Sẽ cần tới 2 người để giữ cho gà đứng yên vì làm khá là đau.
- Dùng bông, gạc để lấy sạch hết bã kén bên trong ra. Sử dụng thêm nước muối sinh lý cũng như cồn để làm sạch toàn bộ.
- Sau khi đã làm sạch thì chúng ta tiến hành rửa lại với cồn và bông băng lại. Nếu vết rạch không quá lớn chúng ta để chúng tự liền. Còn nếu vết rạch lớn có lẽ phải dùng chỉ khâu lại.
- Mỗi ngày 1 lần thay băng để tránh bị nhiễm trùng.
- Kết hợp với đó là cho uống kháng sinh kết hợp alpha choay chống phù nề.
- Nên nuôi nhốt trên nền sạch tránh đất cát để nhiễm trùng.
Cách chăm sóc gà chọi vừa mổ kén
Chúng ta nên chú ý với chiến kê này vì vừa mổ xong. Tuy rằng có thể không mất nhiều máu nhưng đau và cũng lâu phục hồi. Nên tạo 1 cái chuồng và bên dưới là cỏ nhân tạo hoặc nền cát sạch để chúng sinh hoạt. Định kỳ ngày 1-2 lần vệ sinh kỹ càng bằng thuốc đỏ, cồn để tránh nhiễm trùng. Liên tục theo dõi xem các biểu hiện mưng mủ hay không? Kết hợp kháng sinh và chống phù nề để mang tới kết quả tốt.
Chế độ ăn uống hạn chế thịt bò, hải sản để tránh bị kích thích. Thay vào đó là các loại thức ăn bổ dưỡng, dễ tiêu như cơm nguội, thịt lợn, trứng vịt lộn. Rau cho ăn nhiều mát ruột và nếu có điều kiện cho mật ong ngâm tỏi, ngâm sâm cho chiến kê để tăng thêm độ hiệu quả.
Cách phòng gà chọi bị kén như thế nào?
Để chiến kê không bị kén gà thì việc chú ý, chăm sóc và để ý là những thứ quan trọng nhất. Chúng sẽ giúp cho anh em chiến kê có thể sinh sống khỏe mạnh nhất có thể. Hãy chú ý những thứ bên dưới đây để hạn chế việc bị kén gà nhé.
- Luôn kiểm tra cẩn thận chiến kê hàng ngày để xem có các vết thương nào không?
- Nếu có vết thương cần lên kế hoạch chữa trị theo dõi tránh để lâu ngày hình thành kén gà.
- Nuôi nhốt sinh hoạt vận động trên nền êm như cát hoặc thảm cỏ hạn chế nuôi nhốt trên nền bê tông.
- Bổ xung tốt các dưỡng chất để chiến kê phát triển.
- Khi gà đá về chăm sóc vệ sinh thật kỹ cả bên ngoài lẫn bên trong như mồm miệng gà. Kiểm tra từng vị trí hay bị kén gà để check và theo dõi.
- ..
Thuốc chữa kén gà có hay không?
Thực tế nếu không mổ kén thì uống thuốc khó tự tiêu được loại kén này. Nó là các chất bã, chất bẩn của gà tích tụ bên trong không thoát ra được. Chính vì thế bắt buộc phải mổ chứ không thể trông chờ vào mỗi thuốc. Do vậy cần phải mổ và loại bỏ, vệ sinh ổ kén kết hợp thuốc mới mang tới hiệu quả nhất.